Thiết kế không đẹp hoàn lại tiền

Menu
Trang chủ TIN TỨCGia cố nền móng những kiến thức cơ bản

Gia cố nền móng những kiến thức cơ bản

  • 15-10-2021
  • Lượt xem: 794

Gia cố nền móng những kiến thức cơ bản

Bạn biết đấy nếu xây nhà trên nền đất mà trước đây là ao hoặc hồ sẽ khiến cho nhà dễ bị lún, nghiêng hoặc nứt phải không?
Vậy nếu bây giờ mình mà xây trên nền đất yếu vậy thì phải làm thế nào? Bạn đừng lo lắng, tôi sẽ đưa giải pháp cho bạn gia cố nền móng những kiến thức cơ bản ngay bây giờ đây.
Nếu gặp như vậy, bạn hãy lựa chọn phương án gia cố nền đất bằng phương pháp đóng cọc. Đóng cọc có 3 loại đóng cọc.

Gia cố nền móng những kiến thức cơ bản
Gia cố nền móng những kiến thức cơ bản

1. Thứ nhất là đóng cọc tre

Cọc tre dài 2-2,5m được đóng xuống nền đất bằng búa tạ hoặc máy rung với mật độ khoảng 25-30 cọc/m2. Mục đích của việc này đó là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, tạo điểm tì cho móng nhà. Nhưng có 1 lưu ý cực kỳ quan trọng để Bạn quyết định dùng cọc tre để gia cố nền móng nhà mình không đó là: KHI ĐÀO MÓNG PHẢI CÓ NƯỚC NGẦM. Đây là điều kiện tiên quyết để mình sử dụng phương án cọc tre vì cọc tre sẽ luôn luôn tươi khi được ngâm trong nước còn nếu đất khô cọc tre sẽ nhanh chóng bị mục khi đó ngôi nhà của bạn sẽ cực kỳ nguy hiểm.

2. Thứ hai là ép cọc bê tông

Cọc vuông bê tông cốt thép kích thước 20×20 cm hoặc 25×25 cm được ép xuống nền đất mục đích để truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất tốt ở phía sâu dưới đất. Cọc bê tông có thể ép khi đất dưới hố móng có nước hoặc không có nước ngầm. Sức chịu tải của cọc bê tông lớn tuy nhiên cọc sẽ không ép được nếu đất có nhiều đá sỏi hoặc tầng cát dầy. Nhược điểm của ép cọc đó là khi cọc ép xuống đất, nếu đất đã chặt rồi thì có khả năng sẽ gây nứt, phồng nền nhà bên cạnh nói chung là ảnh hưởng đến nhà bên cạnh. Có 2 loại máy ép cọc: máy ép neo cho cọc chịu tải 20-25 T/cọc; máy ép tải cho cọc chịu tải lớn hơn 40 T.

3. Thứ ba là cọc khoan nhồi đường kính nhỏ.

Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ thường là D500 về cơ bản cũng giống cọc vuông bê tông cốt thép tuy nhiên cọc khoan nhồi đường kính nhỏ khắc phục được nhược điểm đó là làm ảnh hưởng tới công trình lân cận của cọc vuông bê tông cốt thép. Và cọc này có thể khoan được sâu dưới lớp đất tốt. Cọc này phù hợp với công trình có quy mô lớn.
Về chi phí cọc tre là rẻ nhất khoảng 10-15 nghìn/md cọc, cọc vuông bê tông cốt thép dao động trong khoảng từ 150-250 nghìn/md, cọc khoan nhồi đường kính nhỏ từ 400-600 nghìn /md.
Trên đây là những kiến thức căn bản về gia cố nền móng. Bạn mà đọc hết đến đây thì cũng hiểu một phần rồi phải không bạn?

Nếu có câu hỏi gì hay thắc mắc gì thì đừng ngần ngại liên hệ lại với công ty chúng tôi SANTANA thông qua hotline sẽ được hỗ trợ tư vấn.


Hotline
Chat Facebook
Hotline
0588 339 779