Kinh nghiệm xây bể phốt gia đình
- 16-10-2021
- Lượt xem: 318
Kinh nghiệm xây bể phốt gia đình
Khi thiết kế và thi công nhà thì bể phốt là một trong những công trình ngầm quan trọng nhất. THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA sẽ tổng hợp kinh nghiệm xây bể phốt gia đình trong bài viết sau.
1. Bể phốt là gì
Bể phốt còn được gọi là bể tự hoại. Hệ thống tự hoại xử lý nước thải tại chỗ, quy mô nhỏ áp dụng cho gia đình, sau khi xây móng sẽ tiến hành xây bể phốt ngay sau đó.
2. Quá trình vận hành của bể phốt tự hoại
Khi bạn đi vệ sinh hoặc sử dụng nhà tắm, chất thải và nước sẽ theo ống nối chảy xuống bể phốt
Đáy ngăn chứa là lớp bùn bể phốt đã chứa các vi sinh vật, giúp chất thải phân rã lên men và lắng cặn, chất thải rắn, kim loại nặng hoặc vật chất khó tiêu nằm dưới đáy, các hợp chất lơ lửng sẽ tràn qua ngăn lắng và ngăn lọc với bể 3 ngăn.
Tại lọc và ngăn lắng, hợp chất bị phân hủy 1 lần nữa trước khi thải ra ngoài môi trường, hầm bể phốt càng chứa nhiều vi sinh và bùn bể không đầy, nước thải ra trong và đảm bảo an toàn cho môi trường.
3. Các loại bể phốt gia đình phổ biến
– Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite đúc sẵn với kích thước từng ngăn chuẩn kỹ thuật. Khi mua về bạn chỉ cần gắn ống nối từ hệ thống đường thải từ nhà vệ sinh xuống.
+ Ưu điểm:
Tiện sử dụng, dễ mua bởi có nhiều đơn vị cung cấp, dễ lựa chọn theo nhu cầu.
Thiết kế đã được tính toán, sai lệch thấp, vì vậy rủi ro trong quá trình sử dùng thấp.
Tuổi thọ sản phẩm cao.
+ Nhược điểm:
Thi công cần cẩn trọng kẻo bị móp méo khi chôn đất
Các kích thước là cố định nên chỉ phù hợp với 1 số công trình, việc cơi nới lại khi có phát sinh là không thể.
– Bể phốt bê tông đúc sẵn hình tròn hoặc hình chữ nhật cũng tương tự như bể nhựa composite, chất liệu bê tông được làm sẵn ở nhà máy, khi thi công chủ đầu tư chỉ cần đào hố đặt, có các kích thước phù hợp dễ lựa chọn.
Bể phốt tự thấm là bể phốt tự xây bằng gạch hoặc bê tông: chìm phía dưới công trình. Nước đã phân hủy sạch chất bẩn sẽ đi ra ngoài qua thành bể, hoặc có ống dẫn từ ngăn bể tràn để dẫn nước ra ngoài môi trường.
+ Ưu điểm:
Thi công linh hoạt phù hợp với số lượng người trong gia đình
Bền vững khi đặt âm dưới đất, không oxi hóa, không rỉ sét, chi phí thấp, tuổi thọ cao.
Linh hoạt trong việc lắp đặt đường ống, THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA với kinh nghiệm hơn 09 năm thi công xây nhà sẽ thiết kế đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp quá trình sử dụng được thông suốt và không xảy ra vấn đề trục trặc nào.
4. Kích thước xây bể phốt gia đình như thế nào là hợp lý
Không phải gia đình nào cũng sẽ có kích thước bể phốt như nhau, thiết kế cần dựa theo dự tính sử dụng, tiêu chuẩn trong xây dựng.
Thiết kế bể phốt cần đảm từ 50 đến 70% cặn lơ lửng và 25 đến 45% chất hữu cơ, qua đó những vi khuẩn xấu mang mầm bệnh bị chết đi theo thời gian lưu bùn.
5. Một số lưu ý khi xây bể phốt gia đình
Theo kinh nghiệm thiết kế và xây dựng nhà ở của THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA, thành bể cần xây bằng gạch đặc mác 75, gạch nung già hoặc bê tông tấm.
Đặt ống thông khí giữa các ngăn trong bể, ống thoát khí chung sẽ đặt thông với khí trời. Lỗ thông hơi này rất quan trọng, việc phân hủy chất hữu cơ tạo ra khí metan, đã có trường hợp nổ nhà vệ sinh bởi không có lỗ thông. Cần đặt lỗ thông đi trên mái nhà, đầu ống ra cần quay ngang hoặc hướng xuống hình chữ U để tránh mưa và dị vật rơi vào làm tắc
Khi xây xong dùng đất lấp theo từng lớp mỏng, không dầm nền quá chặt có thể làm nứt bể, nên lấp đất từng lớp rồi tưới nước, và thêm lớp đất tiếp theo, phía trong bể phốt đổ đầy nước.
Dọn vệ sinh sạch sẽ khi đậy nắp bể phốt.
Cần có bản vẽ thiết kế, tính toán kỹ lưỡng các phần đặt đường ống dẫn chất thải đầu vào, ống dẫn qua các ô bể, ống dẫn nước thải đầu ra chuẩn kỹ thuật. Điều này quyết định toàn bộ quá trình thi công và khả năng sử dụng sau này. Có thắc mắc cần tư vấn gì về cách xây dựng bể phốt nhà ở, bạn vui lòng để lại tin nhắn cho công ty thiết kế xây dựng THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA để được hỗ trợ tư vấn.