Thiết kế không đẹp hoàn lại tiền

Menu
Trang chủ TIN TỨCQuản lý tài chính khi xây nhà

Quản lý tài chính khi xây nhà

  • 16-10-2021
  • Lượt xem: 321

Quản lý tài chính khi xây nhà

Chỉ những ai đã và đang xây nhà thì mới hiểu được việc không kiểm soát được chi phí xây nhà dẽ dẫn đến tình trạng đang thi công nhà thì thiếu chi phí, hoàn thiện nhà nhưng nội thất hoặc các khoản khác còn dỡ dang. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính khi xây nhà hãy cùng THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA tìm hiểu qua bài viết sau.

Quản lý tài chính khi xây nhà
Quản lý tài chính khi xây nhà

Ước tính chi phí xây dựng

Đây là việc mà mọi chủ nhà hay chủ đầu tư đều cần phải thực hiện để mọi hoạt động xây nhà được diễn ra đúng kế hoạch. Để có thể ước tính được cụ thể chi phí xây nhà, bạn cần lập bảng dự toán công trình như sau.
+ Liệt kê toàn bộ các khoản cần có để hoàn thành một căn nhà như chi phí vật tư thực hiện, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí phát sinh…
+ Liệt kê số lượng cụ thể của từng công tác chủng loại vật tư, miêu tả chi tiết về vật tư cũng như trang thiết bị thực hiện: nguồn gốc xuất xứ, chủng loại trang thiết bị, tên kỹ thuật, đơn giá…
+ Tham khảo các mẫu mã chủng loại vật tư trên thị trường để đưa ra được mức giá trung bình phù hợp.
+ Tính chi phí tổng của các khoản mục.
+ Tính thêm chi phí dự phòng, phát sinh trong quá trình thi công.
Bên cạnh đó công ty THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thì còn có các chi phí khác mà các khách hàng cần lưu ý như sau:
+ Chi phí khảo sát địa chất và gia cố nền móng: nếu ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu thì gia cố là công tác bắt buộc để đảm bảo sự vững chắc và an toàn của toàn bộ kiến trúc thi công. Chủ đầu tư cần thêm một khoản chi phí để gia cố móng bằng cọc ép hoặc cọc nhồi.
+ Chi phí bổ sung cho quá trình thi công: trong quá trình thi công, có thể chủ đầu tư phải bỏ ra một khoản chi phí cho quá trình thi công thêm mới hay bổ sung một số những yếu tố cho ngôi nhà.
+ Chi phí tu bổ ngôi nhà: một ngôi nhà được thi công xong không phải là đã hoàn thiện tất cả. Trong thời gian sử dụng, có thể chủ đầu tư phải bỏ ra một khoản chi phí cho công tác sửa chữa, tu bổ lại ngôi nhà, đảm bảo về mặt chất lượng của công trình.

Để quản lý tài chính khi xây nhà một cách hiệu quả

+ Khảo sát các căn nhà xung quanh
Khảo sát các căn nhà xung quanh là việc giúp bạn có thêm thông tin về địa hình địa chất khu đất chuẩn bị xây dựng. Có phải sử dụng phương án gì để gia cố móng hay không? Nếu có thì gia cố ra sao và tốn bao nhiêu tiền? Nếu như thời điểm xây nhà xung quanh càng gần thì càng chính xác, còn nếu đã lâu rồi thì chủ đầu tư cần cập nhật lại giá cả theo thị trường.
+ Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ của căn nhà

Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để có thể ước tính giá thành xây dựng cơ bản cho ngôi nhà. Bạn có thể hình dung cụ thể hơn về căn nhà của mình, từ đó có thêm cơ sở điều chỉnh kết cấu nếu thấy không phù hợp. Hãy liên hệ với các kiến trúc sư để thuận tiện cho quá trình thiết kế ngôi nhà của mình. Vừa tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc lại vừa hạn chế được tối đa các rủi ro có thể gặp phải.
+ Ước tính chi phí xây dựng phần thô dựa trên thiết kế
Khảo sát đơn giá xây dựng trung bình chung cho 1 mét vuông sàn xây dựng.
Phân loại nhóm diện tích sàn có tính chất giống nhau.
Áp dụng đơn giá cụ thể cho từng loại diện tích.
Thực hiện công tác hợp đồng với bên nhà thầu xây dựng.
+Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện
Việc ước lượng chi phí mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện sẽ chỉ mang tính tương đối nếu không có bản thiết kế hoàn chỉnh. Chính vì thế, hãy yêu cầu đơn vị thiết kế hoặc thi công trình bản vẽ cụ thể, đầy đủ nhất để bạn tiện theo dõi nhất.

Dự trù các khoản chi phí đảm bảo chất lượng công trình

Chi phí đảm bảo chất lượng công trình chính là chi phí thiết kế và chi phí giám sát. Công tác giám sát giúp bạn có được căn nhà được thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, tránh các lỗi về kỹ thuật có thể phát sinh chi phí để sửa chữa trong giai đoạn sau này.

Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công

Việc phát sinh các vấn đề xây dựng là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu ký kết hợp đồng chặt chẽ với đơn vị thi công, bán sẽ tránh được việc phải ôm nguyên một khoản chi phí không hề nhỏ để khác phục các sai sót đó. Với những trường hợp đơn vị thi công thực hiện chậm tiến độ, chất lượng kém… khiến cho bạn vừa mất thời gian vừa mất tiền, hợp đồng chính là căn cứ cụ thể nhất để giải quyết. Cho nên việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp chủ đầu tư phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình.
Chính vì vậy, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý tài chính khi xây nhà sẽ giúp cho bạn có thể thực hiện, quản lý công trình nhà mình một cách hiệu quả nhất. Hãy liên hệ qua hotline của công ty THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP SANTANA bạn sẽ được tư vấn và hộ trợ tốt nhất.


Hotline
Chat Facebook
Hotline
0588 339 779